Theo thông tin tờ trình của Bộ Kế hoạch – đầu tư, Chương trình thực hiện phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh COVID-19 có quy mô 800.000 tỷ đồng (gần 35 tỷ USD). Con số này gấp 3,5 lần gói hỗ trợ của Chính phủ năm 2021 là cấp thiết với mục tiêu tập trung hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt về chứng khoán phái sinh cũng được quan tâm hơn hết.
Với đề xuất gói hỗ trợ 800,000 tỷ đã được Chính phủ thông qua và sớm thực hiện triển khai. Đồng thời dòng tiền sớm tạo xung lực thúc đẩy nền kinh tế và hơn hết các ngành từ hưởng lợi trực tiếp đến gián tiếp đều được khởi phát trở lại. Thông tin cụ thể về tâm điểm chứng khoán phái sinh chúng tôi sẽ cập nhật đến bạn thông qua nội dung sau!
Mục Lục
Dòng tiền cá nhân vẫn được xem là trụ cột
Dù có nhiều sự kiện trong tuần qua như cuộc họp Ủy ban Thị trường mở (FOMC) của Quỹ Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về quyết định lộ trình thay đổi lãi suất. Hay OPEC+ họp bàn về khả năng gia tăng sản lượng dầu thô. Nhằm bình ổn giá dầu…, nhưng kết quả đều không có nhiều sự bất ngờ cho giới đầu tư. Cùng với đó, các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới có diễn biến ổn định. Nhờ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trụ cột (tài chính, công nghệ) vượt dự báo. Bất chấp những khó khăn gây ra bởi chủng Delta.
Ngược lại, các biến động có phần xuất phát từ thị trường trong nước. Với khối ngoại và tự doanh liên tục bán ròng trong tuần. Còn nhà đầu tư cá nhân thì phải gồng mình chống đỡ mà không có sự hỗ trợ của dòng tiền ký quỹ khi dư địa ký quỹ của các công ty chứng khoán gần như đều đã căng hết hạn mức. Trong tuần này, điểm nhấn thông tin sẽ là chờ sự xác nhận về gói hỗ trợ nền kinh tế trị giá 800.000 tỷ đồng của Việt Nam và số liệu về lạm phát của Mỹ trong tháng 10…
Chứng khoán phái sinh – Nền chỉ số đang ổn định
Thị trường phái sinh trải qua tuần giao dịch biến động biên độ thấp nhưng không kém phần kịch tính. Trong ngày 3/11, khi nhóm bất động sản vốn hóa vừa và nhỏ bị bán chốt lời. Thì một loạt cổ phiếu ngân hàng lại tìm được dòng tiền mua mới và bật khỏi nền giá. Hai yếu tố trên tạo ra sự hỗn loạn về kỳ vọng tương lai.
Đồng thời đẩy mẫu hình kỹ thuật khung đồ thị 1h của VN30F1M và VN30-Index vào tình trạng dích dắc. Điểm mạnh là các diễn biến giá vẫn đang trong tầm kiểm soát, với vùng hỗ trợ 1.520 điểm được duy trì ổn định. Và các biến động cũng thu hẹp dần trong phiên giao dịch cuối tuần.
Điểm yếu là giá vẫn chưa được tín hiệu vượt hẳn khỏi 1.540 điểm. Hay có những pha kiểm chứng vùng hỗ trợ 1.510 – 1.520 điểm đáng kể. Cùng với đó, các cổ phiếu ngân hàng sau phiên hưng phấn đã có dấu hiệu hạ nhiệt và thiếu khả năng dẫn dắt thị trường bùng phát mạnh. Vì thế, chiến lược phù hợp để áp dụng cho tuần này vẫn tiếp tục là canh Mua khi điều chỉnh. Căn khu vực hỗ trợ 1.520 điểm và tránh giao dịch đảo theo cả hai chiều Mua – Bán liên tục.
Pha kiểm chứng hỗ trợ mạnh mẽ
Chiến lược giao dịch duy trì tập trung hành động xung quanh các khu vực hỗ trợ. Cụ thể là đối với nhà đầu tư “giao dịch ngắn hạn” có thể mở Mua mới VN30F1M. Khi giá điều chỉnh về sát vùng hỗ trợ 1.510 – 1.520 điểm. Canh giải ngân từng phần và cắt lỗ nếu giá xuyên thủng hẳn qua 1.498 điểm. Kỳ vọng chỉ số VN30 sẽ có những pha kiểm chứng hỗ trợ mạnh để gây dựng lòng tin cho nhà đầu tư. Tạo bàn đạp cho giá bứt lên khu vực kháng cự tiếp theo là 1.550 điểm.
Khuyến nghị dành cho nhà đầu tư ưa thích nắm giữ vị thế trung – dài hạn. Đây là tiếp tục nắm giữ các vị thế Long từng mở từ khu vực 1.470 điểm và đã tăng tỷ trọng tại 1.510 điểm. Tới thời điểm đóng cửa phiên cuối tuần thì VN30F1M và VN30-Index về sát mức đỉnh thời đại. Và lợi nhuận tích lũy được gần 50 điểm.
Do đó, hoạt động quản trị rủi ro hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Và chỉ cắt lỗ chỉ khi giá thủng hẳn khỏi 1.500 điểm. Đơn giản là khi xu hướng tăng tiếp diễn, hỗ trợ chưa bị xuyên thủng, thì nên bình tĩnh để lợi nhuận tiếp tục “chạy”. Và nâng dần mức cắt lỗ (hay còn gọi là chiến lược trailing stop).
Chấp nhận bội chi ngân sách cao hơn
Bộ KH-ĐT cho rằng khi thực hiện thì tăng trưởng kinh tế 5 năm 2021 – 2025 dự báo đạt khoảng 6,4 – 6,8%/năm. Cao hơn khoảng 1 điểm % so với kịch bản không thực hiện. Cơ bản đạt mục tiêu đề ra (6,5 – 7%/năm). Việc huy động các nguồn lực thực hiện làm nợ công tăng lên nhưng vẫn trong phạm vi kiểm soát. Ông Thành tính toán, với Chương trình 800.000 tỉ đồng, tương đương gần 35 tỷ USD kéo dài trong 2 năm. Tương đương khoảng 9 – 10% GDP hằng năm thì có thể chấp nhận thâm hụt ngân sách cao hơn.