GDP của Việt Nam trong những năm qua luôn ở con số ổn định và tỉ lệ tăng trưởng luôn ở mức cao. Tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam luôn được năm trong những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Những trong vòng 2 năm nay. Thì tình hình tăng trưởng có dấu hiệu suy giảm đáng kể do nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố về dịch bệnh là chiểm tỉ lệ cao nhất. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ nói cụ thể hơn những thông tin về tình hình suy giảm GDP của Việt Nam do World Bank ước tính.
Mục Lục
GDP của Việt Nam được World Bank ước tính đang suy giảm
GDP của Việt Nam được World Bank ước tính tăng trưởng 2-2,5%. Thấp hơn đáng kể so với dự báo 4,8% công bố hồi tháng 9.
Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam sáng 13/10. Ngân hàng thế giới – World Bank cho biết, mức dự báo mới dựa trên cơ sở GDP quý III suy giảm sâu 6,2% (so với cùng kỳ năm trước) và mức độ kinh tế phục hồi mạnh mẽ trong quý IV. Khi hai đầu tàu kinh tế Hà Nội, TP HCM đang gỡ bỏ dần các lệnh hạn chế.
Tuy nhiên theo World Bank, việc vận hành trở lại của nền kinh tế cũng sẽ đối diện với một số thách thức trong thời gian tới. Trong đó, tổ chức này lưu ý đến rủi ro thiếu hụt lao động. Gián đoạn chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và cung cấp dịch vụ.
Để gỡ bỏ những nút thắt về logistics. World Bank nhấn mạnh Việt Nam cần tiếp tục thực hiện xét nghiệm và tiêm vaccine. Đồng thời khuyến khích dịch chuyển lao động.
Bên cạnh đó, các cấp có thẩm quyền nên áp dụng chính sách tài khóa mở rộng và sử dụng các công cụ tài khóa khác nhau trong khả năng để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Trước hết là giảm sự cứng nhắc về thủ tục trong chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tổng cầu.
Mở rộng hơn nữa việc hỗ trợ cho người lao động cả nhóm chính thức lẫn phi chính thức
Thứ hai là mở rộng hơn nữa việc hỗ trợ cho người lao động cả nhóm chính thức lẫn phi chính thức. Cũng như các hộ gia đình. Nhờ vậy, người lao động có thể vượt qua khó khăn. Sớm quay lại sản xuất bình thường.
Thứ ba, Việt Nam cũng cần tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp. Để tái khởi động các hoạt động kinh doanh sau một thời kỳ dài đóng cửa. Đặc biệt trong ngành dịch vụ du lịch, ăn uống và lưu trú.
Từ năm 2020 khi xảy ra Covid-19 đến nay. Chính phủ, Quốc hội đã nỗ lực, đưa ra nhiều gói hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn. Riêng năm 2021 đã có nhiều chính sách hỗ trợ. Như Nghị quyết 68 hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn vì dịch Covid-19 trị giá 26.000 tỷ đồng.
Các ngân hàng cam kết hỗ trợ 20.300 tỷ đồng lãi suất. Gia hạn hơn 115.000 tỷ đồng tiền thuế. Thuê đất hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn do Covid-19 theo Nghị quyết 52/2021… Cuối tháng 9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết cho phép chi 30.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Để hỗ trợ người lao động, sử dụng lao động.
Thông tin về World Bank
Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp những khoản vay. Nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn.
Ngân hàng Thế giới tuyên bố mục tiêu chính của mình là giảm thiểu đói nghèo. Tuy nhiên trong Ngân hàng Thế giới Hoa Kỳ có vai trò quyết định nên tổ chức này cũng bị xem là một công cụ của Hoa Kỳ. Để chi phối chính sách kinh tế của các nước đang phát triển.
Ngân hàng Thế giới khác với Nhóm Ngân hàng Thế giới. Trong đó Ngân hàng Thế giới bao gồm hai cơ quan: Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD) và Hội Phát triển Quốc tế (IDA). Trong khi Nhóm Ngân hàng Thế giới còn bao gồm thêm ba cơ quan khác: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Trung tâm Quốc tế Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID) và Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA).